Tin vắn

Nhiễm HPV có thể có thai hay không? Ngừa ung thư cổ tử cung

Virus HPV là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh tình dục nguy hiểm hiện nay, điển hình là ung thư cổ tử cung. Điều này khiến nhiều chị em hoang mang, nếu bác sĩ kết luận cơ thể nhiễm HPV thì liệu họ có thể mang thai được hay không?

1/ NHIỄM HPV KHI NÀO THÌ NGUY HIỂM?

HPV là viết tắt của Human Papillomavirus, một loại vi rút gây ra bệnh lây qua đường tình dục ở người, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng dương vật, miệng và qua hậu môn. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư (cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, cổ đầu…).


Nhiễm HPV khi nào thì nguy hiểm

Cụ thể, theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cho biết, có trên 50% người có hoạt động quan hệ tình dục sẽ nhiễm phải virus HPV ít nhất 1 lần trong đời, kể cả khi họ chỉ có duy nhất 1 bạn tình, một số có thể tái nhiễm nhiều lần. Tuy nhiên, lại có đến trên 100 chủng virus HPV khác nhau. Trong đó có 40 chủng có thể gây ra các bệnh qua đường tình dục, 15 chủng nguy cơ cao gây ra ung thư, số chủng nguy cơ thấp còn lại gây ra mụn cóc sinh dục.
Chính vì vậy, nếu đó là HPV lành tính thì chúng sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể, trường hợp nếu đó là HPV thuộc 40 chủng gây bệnh, bạn sẽ có thể phải đối mặt với các căn bệnh kể trên. Tuy nhiên điều đáng nói là HPV không hề gây ra triệu chứng gì rõ rệt trên cơ thể khi nhiễm phải. Đó là lý do rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi mà cơ thể nhiễm HPV từ 10-20 năm về trước.
>>> Tham khảo thêm: Ung thư cổ tử cung có những biểu hiện gì? Nguyên nhân bị bệnh?
2/ Nhiễm HPV có thể có thai hay không?
Như vậy, nếu được kết luận là nhiễm virus HPV bạn cần tiến hành các xét nghiệm và trao đổi với bác sĩ để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc các căn bệnh kể trên hay không.

Nếu cơ thể bạn có thể loại bỏ HPV ra khỏi cơ thể, bạn an tâm là bạn vẫn có thai an toàn như những phụ nữ bình thường khác. Nếu HPV thuộc trong 40 chủng có thể gây bệnh ở cơ quan sinh dục thì bạn cần theo dõi để điều trị dứt điểm. Với chủng nguy cơ thấp gây ra mụn cóc sinh dục, bạn có thể được điều trị ngay cả khi chúng đã phát triển lớn bằng cách phẫu thuật cắt bỏ, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động tình dục. Đối với chủng nguy cơ cao gây ung thư, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bạn vẫn có thể chữa dứt điểm và bảo toàn được tử cung để sinh con bình thường.
Tuy nhiên, nếu bệnh ở giai đoạn tiến triển, đôi khi bạn sẽ phải tiến hành các phương pháp như hóa, xạ trị, thậm chí là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là bạn khó mang thai hoặc tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, đặc biệt là mất đi khả năng mang thai bình thường. Nếu muốn có thai trong trường hợp này bạn có thể trao đổi với bác sĩ để giữ lại trứng và áp dụng một số biện pháp thụ tinh hoặc mang thai hộ nếu có thể.
Chính vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tốt nhất chị em trong độ tuổi từ 9-26 tuổi cần chủ động tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt. Song song với đó bạn cần có thói quen sinh hoạt tình dục an toàn. Sau 21 tuổi cần kết hợp tầm soát ung thư định kỳ để đảm bảo nếu mắc bệnh có thể chữa dứt điểm sớm mà không gây ra hệ lụy ngoài ý muốn. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm phải HPV ít nhất 1 lần trong đời, đặc biệt là chị em phụ nữ với mối đe dọa ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, thay vì mong chờ may mắn mỉm cười, mỗi người nên chủ động tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh cũng nên cho con em mình tiêm vắc xin từ 9-14 tuổi để bảo vệ cơ thể cao nhất trước nguy cơ nhiễm HPV.

Không có nhận xét nào