Tin vắn

Đang tiêm vắc xin hpv nếu phát hiện có thai thì phải làm sao

Khi HPV chưa có thuốc đặc trị thì vắc xin là cách hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và các căn bệnh nguy hiểm khác do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, nếu chẳng may đang trong lịch trình tiêm chủng, bạn phát hiện mình có thai thì phải làm thế nào?

1/ VẮC XIN HPV CÓ AN TOÀN?





vắc xin hpv có an toàn hay không

Năm 2006, vắc xin HPV được FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép hoạt động. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh Papillomavirus ở người, gây ra mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung và một số ung thư khác như ung thư (vòm họng, hậu môn, âm đạo, âm hộ, đầu và vùng cổ…).
Vắc xin HPV hoạt bằng cách kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại nhiễm HPV, từ đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV, ngăn ngừa các căn bệnh kể trên. Hiện tại, theo báo cáo của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), đã có trên 270 triệu liều vắc xin được sử dụng ở hơn 140 quốc gia. Đặc biệt, các quốc gia đưa vắc xin phòng HPV vào chương trình tiêm chủng đã giảm 50% tỷ lệ mắc tổn thương tiền ung thư cổ tử cung (UTCTC) ở phụ nữ trẻ.
Tất cả vắc xin HPV đều đã được thử nghiệm rộng rãi trước khi phê duyệt chính thức. Sau khi đưa vào sử dụng, vắc xin vẫn được FDA và CDC theo dõi kiểm soát để đảm bảo an toàn. Cũng giống như nhiều vắc xin khác, vắc xin HPV có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau, đỏ, sưng ở chỗ tiêm hoặc nặng hơn là chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu, đau đầu, đau cơ, đau khớp.. 
Hiện tại trên thế giới có 3 loại vắc xin HPV gồm Cervarix, Gardasil và Gardasil 9. Trong đó vắc xin Gardasil giúp bảo cơ thể vệ chống lại HPV-16, HPV-18, HPV-6 và HPV-11, vắc xin Cervarix giúp bảo vệ cơ thể trước 2 chủng virus nguy cơ cao là HPV-16 và HPV-18. Trong khi đó vắc xin Gardasil 9 giúp bảo vệ 9 chủng HPV gồm 2 chủng nguy cơ thấp là HPV-6, HPV-11 và 7 chủng virus có thể dẫn đến ung thư gồm HPV-16, HPV-18, HPV-45, HPV-58, HPV-52, HPV 31 và HPV 33.
Vắc xin HPV được đưa vào Việt Nam vào năm 2008, hiện tại đang áp dụng 2 loại vắc xin là Cervarix và Gardasil cho nữ giới từ 9-26 tuổi, bao gồm đã và chưa quan hệ tình dục. Trong đó độ tuổi lý tưởng nhất được khuyến cáo là từ 9-14 tuổi (theo CDC là từ 11-12 tuổi) khi cơ thể chưa nhiễm HPV (phần nhiều điều này có nghĩa là khi cơ thể chưa có bất cứ hoạt động tình dục nào, bao gồm cả quan hệ bằng đường miệng và hậu môn).
>>> Tham khảo thêm: Ung thư cổ tử cung có những biểu hiện gì? Nguyên nhân bị bệnh?
2/ Vì sao vắc xin HPV không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai.


vắc xin hpv không được khuyến cáo cho phụ nữ có thai

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), chưa có bất cứ bằng chứng nào về tác dụng tiêu cực của vắc xin HPV đối với thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai không nên tiêm vắc xin HPV.
Chính vì vậy, nếu bạn đang mang thai thì tốt nhất không nên tiêm bất cứ loại vắc xin HPV nào. Nếu trường hợp đang trong lộ trình tiêm vắc xin và phát hiện có thai thì bạn cần ngưng liều tiêm tiếp theo, đợi sau khi sinh em bé để hoàn thành mũi tiêm còn lại. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về thời gian tiêm sau đó để đảm bảo hiệu quả cao nhất có thể của vắc xin đối với cơ thể của mình.

Không có nhận xét nào