Tin vắn

Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn là một loại ung thư mà phát sinh từ hậu môn. Ung thư hậu môn khác so với các bệnh ung thư đại trực tràng, từ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, tiến triển lâm sàng và điều trị đều khác nhau.

1.    Định nghĩa

Ung thư hậu môn là một loại ung thư mà phát sinh từ hậu môn. Ung thư hậu môn khác so với các bệnh ung thư đại trực tràng, từ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, tiến triển lâm sàng và điều trị đều khác nhau. 


Ung thư hậu môn là ung thư biểu mô tế bào vảy thường phát sinh gần đường giao nhau (squamocolumnar). Các loại ung thư hậu môn là ung thu biểu mô tế bào vảy, ung thư tuyến, ung thư hạch, khối u ác tính hoặc ung thư biểu mô basloid.


 2.    Dịch tễ học 

Ung thư hậu môn là hiếm gặp. Ước tính có khoảng 99.000 trường hợp mắc mới trong năm 2002, 40% các trường hợp ở nam giới và 60% ở phụ nữ [16]. Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư hậu môn ở Hoa Kỳ năm 2013 là: khoảng 7.060 trường hợp mới (4.430 phụ nữ và 2.630 nam giới) và 880 trường hợp tử vong (550 phụ nữ và 330 nam) . Tỷ lệ ngày càng tăng ở cả nam giới và nữ giới trong năm thập kỷ qua. Tỷ lệ này đặc biệt cao trong các đối tượng đồng tính nam (MSM) và những người bị nhiễm HIV. 

3.    Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh ung thư hậu môn bao gồm đầy hơi, thay đổi thói quen đi vệ sinh, có xuất hiện khối u gần hậu môn, chảy máu trực tràng, ngứa hoặc chảy mủ, thậm chí có thể chảy máu nghiêm trọng.

4.    Các yếu tố nguy cơ ung thư hậu môn 

4.1. Nhiễm vi rút gây u nhú ở người: 

Kiểm tra các tế bào mô của khối u trong ung thư biểu mô vảy từ các bệnh nhân ở Đan Mạch và Thụy Điển, cho thấy một tỷ lệ cao của bệnh ung thư hậu môn có nhiễm với các loại HPV. Đó là các loại HPV có nguy cơ cao và chúng cũng là nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu khác được thực hiện, loại HPV có nguy cơ cao, đặc biệt là HPV-16 đã được phát hiện trong số các mẫu vật ung thư hậu môn được kiểm tra chiếm 84%. Dựa trên các nghiên cứu ở Đan Mạch và Thụy Điển, Parkin, ước tính rằng 90% ung thư hậu môn là do nhiễm với HPV 

4.2. Hoạt động tình dục.

 Có nhiều bạn tình dẫn đến tăng nguy cơ tiếp xúc với v HPV. Giao hợp bằng đường hậu môn, kể cả  nam và nữ, sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư hậu môn gấp 7 lần do nhiễm HPV. Đặc biết, những người có quan hệ qua đường hậu môn với nhiều bạn tình thì có nguy cơ phát triển ung thư hậu môn gấp 17 lần so với những người không có nhiều bạn tình, nếu mối quan hệ này của họ bị nhiễm vi rút HPV 

4.3. Hút thuốc

. Những người vẫn đang thường xuyên hút thuốc thì có khả năng phát triển ung thư hậu môn hơn so với người không hút thuốc. Các nhà nghiên cứu suy đoán hút thuốc lá gây trở ngại trong quá trình được gọi là apoptosis, hoặc quá trình làm chết tế bào. Đây là quá trình giúp cơ thể đào thải các tế bào bất thường có thể gây ung thư ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn ức chế hệ thống miễn dịch, giảm khả năng cơ thể miễn dịch với các nhiễm trùng dai dẳng hoặc các tế bào bất thường 

4.4. Suy giảm miễn dịch:

Thường liên quan đến nhiễm HIV 


4.5. Tổn thương tại hậu môn:

 Các tổn thương lành tính tại hậu môn.

5.    Phòng ngừa

5.1. Tiêm chủng vắc xin phòng ngừa lây nhiễm HPV:
 Hầu hết ung thư hậu môn có nguồn gốc từ nhiễm HPV. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HPV tốt nhất là chủng ngừa HPV trước khi tiếp xúc. Ngăn chặn lây nhiễm một số chủng HPV có nguy cơ cao là có khả năng giảm tỷ lệ mắc tổn thương các tiền ung thư. Các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng chủng ngừa HPV có thể làm giảm nguy cơ ung thư hậu môn.

Ngày 22 tháng 12 năm 2010, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép vắc xin Gardasil được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa ung thư hậu môn và các tổn thương tiền ung thư ở nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Trước đó, vắc xin đã được phép sử dụng để giúp ngăn chặn thư cổ tử cung, âm hộ, ung thư âm đạo và các tổn thương liên quan gây ra bởi các loại HPV 6, 11, 16, và 18 ở phụ nữ.

5.2. Bao cao su và HPV:
 Bao cao su có thể bảo vệ chống lại HPV, nhưng chúng không hoàn toàn ngăn ngừa nhiễm trùng, tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải được sử dụng mỗi khi quan hệ tình dục. Bao cao su không thể bảo vệ hoàn toàn bởi vì chúng không thể bao phủ được tất cả các khu vực bị nhiễm HPV của cơ thể, chẳng hạn như da của bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Tuy nhiên, bao cao su phần nào có thể bảo vệ chống lại HPV bảo vệ chống lại HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

5.3. Sàng lọc: 
Sử dụng kỹ thuật Pap smear hậu môn được sử dụng tương tự như trong tầm soát ung thư cổ tử cung đã được nghiên cứu để phát hiện sớm bệnh ung thư hậu môn trong những đối tượng có nguy cơ cao.

6.    Điều trị

Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư hậu môn là điều trị bằng phẫu thuật, và đối với bệnh đang ở giai đoạn đầu (tức là ung thư đặc trưng của vùng hậu môn và không có di căn đến các hạch bạch huyết bẹn) thường là điều trị bằng phẫu thuật. Một số khó khăn khi điều trị bằng phẫu thuật là cần thiết phải loại bỏ cơ vòng hậu môn, và khó kiểm soát phân. Do đó, nhiều bệnh nhân bị ung thư hậu môn đã phải sử dụng hậu môn giả vĩnh viễn.


Trong những năm gần đây, các bác sĩ đã sử dụng một chiến lược kết hợp bao gồm liệu pháp hóa trị và xạ trị để giảm điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp này giúp cho cơ vòng hậu môn còn nguyên vẹn, và do đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh sau khi điều trị triệt để. Hóa trị hiện nay bao gồm truyền 5-FU liên tục trong bốn ngày với mitomycin dùng chung với bức xạ. 5-FU và Cisplatin cũng được đề xuất sử dụng cho di căn ung thư hậu môn.

7.    Bệnh di căn hoặc tái phát 

Có tới 10% bệnh nhân điều trị ung thư hậu môn sẽ phát triển di căn xa. Ung thư hậu môn di căn hoặc tái phát là rất khó điều trị, thường phải sử dụng liệu pháp hóa trị. Bức xạ cũng được sử dụng để giải thích cho các địa điểm cụ thể của bệnh có thể gây ra các triệu chứng. Hóa trị liệu thường được sử dụng tương tự như u biểu mô tế bào vảy khác.






Không có nhận xét nào